Đôi khi bạn cảm thấy khó chịu khi chiếc laptop của mình chạy một cách chậm chạp? Khởi động ì ạch, xử lý các ứng dụng dù là nhỏ nhất cũng mất nhiều thời gian... đó là những gì thường xuyên xảy ra đối với những chiếc máy đã cũ, một giải pháp thường được nghĩ đến là thay thế và nâng cấp lên cấu hình cao hơn.
Tham khảo thêm: Sửa laptop uy tín, Vệ sinh laptop, Thay main laptop, Bảng giá thay màn hình laptop
* Nguyên nhân laptop chạy chậm
Laptop chạy chậm hay bị treo máy liên tục là nguyên nhân làm chậm trễ tiến độ công việc của bạn. Sau một thời gian sử dụng, máy tính của bạn có dấu hiệu chạy chậm, hay bị treo máy và hoạt động không còn “mượt mà “như lúc đầu. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho laptop của bạn ra “nông nỗi” như vậy? Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sửa chữa máy tính, đội ngũ nhân viên kỹ thuật của chúng tôi đã rút ra được một số nguyên nhân làm máy tính hoạt động trở nên chậm chạp:
Nguyên nhân thứ nhất: do phần cứng laptop
- Linh kiện đầu tiên mà quý khách cần phải kiểm tra chính là bộ phận tản nhiệt (quạt, keo tản nhiệt) dành cho CPU.
- Tiếp đến bạn phải kiểm tra ổ cứng laptop có bị lỗi hay không. Nếu ổ cứng bị Bad Sector thì cũng làm cho máy chạy chậm.
- Cuối cùng là Mainboard. Đây chính là bo mạch chính của máy nên nếu nó bị lỗi một thành phần nào đó (Chíp, tụ điện…) cũng sẽ làm laptop hoạt động không ổn định.
Nguyên nhân thứ hai: do phần mềm laptop
- Thông thường laptop của bạn được cài đặt hệ điều hành không có bản quyền nên sau một thời gian sử dụng (do không cập nhật được bản vá lỗi từ Microsoft) nên sẽ phát sinh ra lỗi làm hệ thống trở nên chậm chạp, hay phát sinh nhiều thông báo lỗi gây phiền toái trong quá trình sử dụng.
- Laptop bị nhiễm virus cũng là nguyên nhân chính làm cho laptop chạy chậm, hay bị treo máy.
- Trong quá trình sử dụng, bạn cài đặt rồi gỡ bỏ phần mềm nhiều lần sẽ phát sinh nhiều file rác và nhiều key rác trong Registry.
- Thói quen sử dụng máy tính của quý khách cũng là nguyên nhân gây chậm máy như lưu trữ file thiếu khoa học (lưu quá nhiều file ngoài desktop), cài đặt quá nhiều Font chữ nhưng không dùng đến…
- Có quá nhiều chương trình chạy ngầm cùng với window.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét