Người dùng thường không sửa chữa điện thoại bị nứt màn hình nếu nó vẫn hoạt động
Rất có thể bạn cũng thuộc đối tượng được bài viết này đề cập đến: Những người không đem điện thoại bị nứt màn hình đi sửa chữa vì máy vẫn đang hoạt động bình thường. Đây được xem như một hệ quả của việc giá điện thoại ngày càng tăng dẫn đến chi phí sửa chữa cũng tăng theo.
Theo nghiên cứu mới của SquareTrade - một công ty cung cấp dịch vụ bảo hành, người dân Mỹ đã làm vỡ hơn 50 triệu màn hình smartphone trong năm ngoái. Phần lớn người dùng tin rằng việc sửa chữa màn hình sẽ có giá thấp hơn 150 USD (3.48 triệu đồng). Tuy nhiên, trong thực tế, họ thường mất nhiều hơn thế.
Đây là lý do khiến 67% chủ sở hữu thiết bị chọn “sống chung” với màn hình bị nứt. 59% người khác nói rằng họ chỉ muốn tiếp tục sử dụng và mua điện thoại mới sau đó, trong khi có 61% số người tham gia khảo sát thừa nhận họ sẽ đợi để thay thế màn hình bị nứt trong một thời gian dài vì chi phí sửa chữa đã tăng lên.
Bên cạnh đó, cuộc khảo sát của SquareTrade còn cho thấy: Người Mỹ đã chi 3.4 tỷ USD để thay thế màn hình điện thoại bị hỏng trong năm ngoái. Trong số 66% chủ sở hữu smartphone đã báo cáo về việc điện thoại bị tổn hại, màn hình bị nứt là hình thức thiệt hại phổ biến nhất (chiếm tỷ lệ 29%), tiếp theo là màn hình bị trầy xước (27%) và pin không hoạt động (22%).
Xét về cách điện thoại bị làm hỏng, đây là những nguyên nhân phổ biến:
- Rơi xuống đất: 74%.
- Rơi ra khỏi túi quần: 49%.
- Rơi xuống nước: 39%.
- Rơi khỏi bàn: 38%.
- Rơi trong nhà vệ sinh: 26%.
- Rơi ra khỏi túi xách: 22%.
Ngoài ra, cuộc khảo sát còn phát hiện: Mỗi giờ, có hơn 5.700 màn hình điện thoại thông minh bị hỏng ở Mỹ. Đồng thời, sử dụng ốp bảo vệ không đồng nghĩa với sự an toàn tuyệt đối khi gần 30% người Mỹ đã chia sẻ về việc chiếc điện thoại của họ vẫn bị hỏng khi nằm trong ốp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét