Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Hàng ngàn chiếc điện thoại chìm trong biển nước mênh mông

Hàng ngàn chiếc điện thoại chìm trong biển nước mênh mông

Trưa 25/11, bão Usagi đổ bộ vào Vũng Tàu rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to kèm gió lớn. Nhiều cây cối ở Vũng Tàu, TP HCM, Bình Thuận... gãy đổ. Mưa lớn từ chiều 25 đến rạng sáng 26/11 khiến nhiều khu vực TP HCM ngập sâu. Sáng 26/11, cơn bão số 9 Usagi đã đi qua nhưng đã để lại nhiều tổn thất cho Khu vực (TP HCM) vẫn còn nhiều khu ngập nước, đồng thời gây thiệt hại về người và của cho dân chúng. Tiếp theo là hàng ngàn chiếc điện thoại cũng chìm trong biển nước mênh mông gây hư hỏng khiến người dùng không thể liên lạc với người thân, ảnh hưởng công việc của họ.
Nhiều bệnh viện TP HCM yêu cầu đội cấp cứu cơ động luôn sẵn sàng khi có yêu cầu hỗ trợ y tế trong khu vực, tuân thủ chặt chẽ quy chế trực gác, đảm bảo vị trí và nhân lực ứng phó kịp thời khi có thảm họa xảy ra, như hình ảnh bên dưới:


Và tại ProCARE24h.vn nhân viên kỹ thuật đã tiếp nhận khá nhiều điện thoại trong tình trạng bị vô nước và mất nguồn hoàn toàn không thể sử dụng được nữa.
Cách xử lý khi điện thoại của bạn bị vô nước:
* Đầu tiên: Đưa điện thoại khỏi phạm vi của nước ngay lập tức
Các cổng kết nối, cổng microphone, cổng sạc hoặc phần vỏ nhựa bọc quanh thân máy có thể dễ dàng để nước lọt vào sau ít giây. Bạn hãy đưa chiếc điện thoại khỏi phạm vi của nước một cách nhanh nhất có thể và tắt máy để tránh hiện tượng đoản mạch.
Tuy nhiên, nếu điện thoại đang sạc và dính phải nước, bạn hoàn toàn không được nhấc điện thoại lên bởi rất có thể, môi trường nước sẽ khiến bạn bị điện giật. Khi đó, bạn cần phải dùng một vật cách điện để đưa điện thoại khỏi nguồn nước, đồng thời ngắt mạch điện.


* Đặt máy lên một tấm khăn mềm, khô
Đây là một trong những bước quan trọng nhất để “cứu” chiếc điện thoại của bạn. Với công đoạn này, rất có thể bạn đã cứu vớt thành công một số bản mạch của máy – những mạch đã dính nước nhưng chưa tiếp xúc với nguồn điện
Bạn cũng có thể xác định mức độ hư hại của máy khi dính nước bằng cách kiểm tra tấm hình tròn hoặc ô-van nhỏ đặt ở góc máy, gần vị trí của pin. Nếu như tấm giấy đó biến thành màu hồng hoặc đỏ, rõ ràng chiếc điện thoại đã bị ảnh hưởng bởi nước.
Lưu ý: bạn chỉ nên tháo nắp máy và pin, sau đó đặt ngay lên giấy khô, mềm. Không nên tháo quá nhiều linh kiện.
* Tháo thẻ SIM
Một vài (hoặc tất cả) địa chỉ liên lạc của bạn đều được lưu trữ trong thẻ SIM và chắc chắn bạn không muốn việc liên lạc của mình bị gián đoạn trong một thời gian nhất định (trong lúc chờ làm lại thẻ SIM). Với một số người, gìn giữ thẻ SIM thậm chí còn quan trọng hơn cứu điện thoại.
Thẻ SIM có thể sống sót dưới nước nhưng điều đó không có nghĩa bạn bỏ qua chuyện tháo SIM. Sấy khô thẻ SIM và đặt ở một nơi khô ráo cho đến khi bạn chắc chắn, chiếc điện thoại của mình cũng đã an toàn.


* Hút ẩm
Sau khi đã lau khô bên ngoài, bạn nên dùng một thiết bị hút nào đó (có thể là máy hút bụi), hút tất cả các khu vực có thể tiếp cận được của máy trong khoảng 20 phút. Nếu may mắn, bạn có thể bật máy lên ngay lập tức sau 30 phút. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, chiếc điện thoại của bạn chưa thể sớm khởi động lại được trừ khi quãng thời gian rơi xuống nước đặc biệt ngắn. Chú ý, đừng đặt máy hút quá gần điện thoại bởi nó có thể gây ra tình trạng tĩnh điện.
Lưu ý: không nên sử dụng máy sấy tóc để sấy máy bởi máy sấy thường có tác dụng thổi nước vào trong hơn là hút ra ngoài. Bên cạnh đó, sức nóng từ máy phát ra cũng có thể gây ảnh hưởng đến các mạch trong máy.
* Kiểm tra điện thoại
Sau khi đã đợi khoảng 24 giờ, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng từng góc cạnh của máy để đảm bảo máy đã đủ khô. Sau đó kiểm tra các cổng kết nối hoặc các điểm có kẽ hở khác. Nếu có bụi hoặc vết bẩn, bạn nên lau sạch, sau đó lắp pin của máy vào. Khi bật máy, bạn nên để ý xem máy có phát ra âm thanh hoặc mùi bất thường hay không. Nếu chiếc máy có thể khởi động, tính năng hoạt động bình thường, bạn đã thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét