iPad của em mua nguyên seal, xài 2 3 ngày mới hết pin nên lôi sac ra sạc. Vậy mà cắm sạc đủ ổ trong nhà không cách nào lên được. Sáng hôm sau lên nhà bạn thì không hiểu bác ấy cắm kiểu gì lại lên, mang về nhà cắm được ngày hôm ấy sạc đầy chơi hết một ngày cắm sạc lại không lên tiếp. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?
iPad không sạc được pin, sạc lâu đầy pin, hay cổng sạc iPad chập chờn,… là những vấn đề mà có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải khi sạc pin cho chiếc iPad, khiến cho không ít người đau đầu vì không biết đó là lỗi do cục sạc, hay do cổng sạc iPad của mình.
Sạc chập chờn hay thậm chí là không sạc được là điều gây đau đầu cho nhiều bạn trẻ thường xuyên dính với chiếc iPad. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, như sử dụng thiết bị tại những vùng khí hậu có độ ẩm cao, hay sử dụng iPad sau một thời gian dài, hoặc phòng để điều hòa thấp và ẩm cao.
Khi nhận thấy iPad sạc chậm hơn bình thường, sạc chập chờn báo kết nối liên tục trên màn hình hoặc sạc không vào đừng lo lắng quá mà đổ tội ngay cho cục pin hoặc bộ sạc điện thoại của bạn bị hỏng, sẽ dẫn đến những khoản chi phí phát sinh không đáng có.
Một số cách khắc phục tình trạng cổng sạc iPad chập chờn:
Cách 1: Kiểm tra các chân tiếp xúc tại cổng USB
Đây được coi là giải pháp nhanh nhất, dễ thành công nhất đối với các iPad đã được sử dụng lâu năm. Nguyên nhân nằm ở việc sau một thời gian dài sử dụng với nhiều loại cáp sạc khác nhau, bề mặt kim loại trên các chân tiếp xúc trong cổng sạc MicroUSB có thể đã bị cong hoặc bị lỏng do tần suất cắm - rút dây sạc quá nhiều. Giải quyết vấn đền này khá đơn giản: sử dụng một dụng cụ nhỏ để bẩy các tab nhỏ bên trong cổng USB lên, sau đó lắp lại pin và cắm lại sạc. Đa số người dùng đều phản ánh sau khi thực hiện mẹo nhỏ này việc pin iPad không sạc được đã được khắc phục.
Cách 2: Vệ sinh cổng sạc cho smartphone
Cổng USB bị bẩn trong quá trình sử dụng là một thực trạng khá phổ biến trong điều kiện môi trường sống có nhiều bụi và ẩm mốc như hiện nay. Điều này sẽ nhanh chóng dẫn đến một hệ quả là các chân tiếp xúc tại cổng USB bị oxy hóa tạo thành một lớp oxit bao phủ lấy bề mặt kim loại. Và kết quả là dòng điện cấp thông qua cổng USB sẽ không được ổn định, thậm chí trong một số trường hợp là làm gián đoạn toàn bộ dòng điện tại điểm tiếp xúc này, khiến thiết bị không thể sạc được. Giải pháp đưa ra lúc này là bạn cần sử dụng một số vật nhỏ như tăm để chà xát liên tục lên bề mặt của các chân tiếp xúc nhằm đánh bay lớp vỏ oxit kim loại kia đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét