Tìm ra điểm yếu chí tử sau khi mổ bụng Galaxy Fold
Điểm yếu của Galaxy Fold là vẫn chưa thể tìm cách che đi những khe hở ở phần bản lề. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc bụi lọt vào trong màn hình, gây ra những hỏng hóc không đáng có trên màn OLED.
Sau khi đưa ra phỏng đoán về nguyên nhân gây ra hiện tượng chết màn của Galaxy Fold, iFixit cuối cùng cũng có dịp trên tay và mổ xẻ chiếc Galaxy Fold. Kết quả không ngoài dự đoán, các chuyên gia iFixit đã tìm ra một phần nguyên nhân dẫn tới vấn đề của Galaxy Fold trong thời gian qua.
Những phát hiện của iFixit gần như trùng khớp với những điều mà các chuyên gia hay phóng viên công nghệ đã đề cập đến. Đó chính là việc máy quá dễ bị lọt bụi vào trong phần thân, đặc biệt tại vị trí bản lề nối giữa hai màn hình.Bụi tuy không gây nguy hiểm cho các linh kiện bên trong nhưng nếu không may lọt vào màn hình OLED vốn rất nhạy cảm với bụi sẽ dễ gây ra hỏng hóc. Galaxy Fold còn được bảo vệ bởi một tấm dán bằng nhựa nên bụi dễ bị lọt vào khe hở giữa bản lề và tấm dán này.
Như Samsung đã từng khuyến cáo, nếu không may tấm dán bằng nhựa bị trầy xước, người dùng nên tới nơi bảo hành của Samsung để được thay mới và tuyệt đối không tự thay bằng các tấm nhựa khác. Bởi lẽ đây là tấm dán được thiết kế riêng cho Galaxy Fold.Trong màn mổ bụng Galaxy Fold, iFixit nhận thấy chiếc máy này có nhiều thành phần mô-đun nên việc thay thế khá dễ dàng. Tuy nhiên các chuyên gia không đánh giá cao độ bền của phần bản lề vì nó có thể bị mòn theo thời gian, gây ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của màn hình.Ngoài ra máy có thể thay pin nhưng việc thao tác khá khó khăn do lớp keo bám khá chặt, dễ làm hỏng màn hình. Cuối cùng là việc lớp kính được dán chặt ở khung máy khiến nguy cơ vỡ và sửa chữa cao hơn.
Để có thể gập, Galaxy Fold buộc phải để lại một khoảng trống nhỏ khi gập hai nửa màn hình lại.
Khoảng trống này chỉ khoảng 7mm và có vẻ không hẳn là vấn đề lớn về mặt hình thức nhưng lại tạo ra mối nguy lớn khi dễ hút bụi bẩn vào bên trong
Khi gập lại, máy trong khá dày và trông giống như một cuốn sổ ghi chú nhỏ
Khi mở ra, phần màn hình chính hơi nhô lên một chút ở vị trí viền máy, đặc biệt điều này nhìn thấy rõ nhất ở nơi đặt camera
Giống như các thiết bị khác, Galaxy Fold cũng cần bộ gia nhiệt và các dụng cụ nạy để tháo phần lắp lưng
Phía dưới mặt lưng là nơi đặt cuộn sạc không dây và ăng ten
Thoạt nhìn bạn sẽ cảm tưởng như một nửa phần màn hình của Galaxy Fold giống như một chiếc điện thoại hoàn chỉnh và chỉ còn thiếu mỗi cục rung và loa.
Galaxy Fold có hai viên pin và được gắn chặt vào bên trong thân máy với lớp keo khá chắc chắn
Hai viên pin này có dung lượng 2.135mAh, công suất 8,22Wh và 2.245mAh,
công suất 8,65W. Mức công suất này thấp hơn cả Galaxy S10 với hơn 11Wh
hay 19,32Wh trên iPad Mini
công suất 8,65W. Mức công suất này thấp hơn cả Galaxy S10 với hơn 11Wh
hay 19,32Wh trên iPad Mini
Cụm camera trên Galaxy Fold gồm camera 12MP tele và 12MP góc rộng (màu đỏ),camera 16MP góc siêu rộng (màu cam), camera selfie kép bên trong màn hình lớn là 10MP+8MP (màu vàng) và camera selfie trên màn hình nhỏ bên ngoài là 10MP (màu xanh lá cây).
Mặt trước của bo mạch chủ gồm chip Snapdragon 855 và RAM 12GB xếp ở trên (màu đỏ), chip nhớ eUFS 512GB (màu cam), mô-đun truyền tín hiệu vô tuyến RF Fusion của Qorvo (màu vàng),….
Mặt sau của bo mạch gồm mô-đun front-end Skywork (màu đỏ), mô-đun tăng tín hiệu âm thanh (màu cam), mô-đun low band Skywork (màu vàng), bộ giải mã âm thanh Qualcomm (màu xanh dương), bộ điều khiển NFC (màu tím),…
iFixit chú ý khá nhiều tới phần màn hình OLED của máy. Phần viền bên trong chỉ được giữ bằng keo dính nên khá dễ tách
Lớp viền này siêu mỏng bao quanh màn hình khi được tách ra
Phần màn hình OLED cũng được tách khỏi khung máy. Việc sử dụng nhựa thay vì kính với màn hình OLED cũng có nghĩa là màn hình có nguy cơ bị xước cao hơn
Mỗi nửa màn hình đều được gắn vào một tấm kim loại mỏng và sau đó gắn lên khung máy. Cách làm này làm cho phần giữa của màn hình không phải dùng tới chất kết dính và có bán kính gập rộng hơn.
Tấm nhựa dán trên màn hình có tác dụng bảo vệ màn hình Galaxy Fold khỏi bị bụi vào gây hỏng hóc
Bản lề chính là nơi sử dụng tới kỹ thuật phức tạp nhất để mang tới độ bền cao trong quá trình sử dụng
Hai bản lề được cố định vào một bản lề trung tâm. Đây là nơi hấp thụ mọi lực xoắn trong quá trình người dùng mở ra và gập màn hình vào. Ngoài ra bản lề trung tâm còn có một hệ thống bánh răng giúp điều phối lực mở, đảm bảo cả hai màn hình đều mở cùng lúc.
Với bản lề chắc chắn như này, Samsung hoàn toàn có cơ sở để khẳng định Galaxy Fold có thể gập mở tới hơn 200 ngàn lần. Hệ thống này còn bao gồm hai cáp chịu lực ở hai nửa điện thoại. Trong đó, mỗi đầu cáp đều được cố định tại chỗ trước khi uốn. Cách này giúp cáp có thể uốn cong một cách tự do khi sử dụng
Kết thúc bài mổ bụng, iFixit chấm điểm Galaxy Fold đạt 2/10, tức ở mức khá khó sửa và cao hơn cả dòng Galaxy S10 là 3/10.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét